BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 3
CÁC CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH THCS
Chương trình học cấp THCS chắc chắn phức tạp hơn bậc tiểu học. Do đó, nếu muốn học giỏi, các em cần có những bí quyết cho riêng mình. Dưới đây là 8 cách học hiệu quả để học sinh cấp 2 đạt kết quả tốt.
1. Học nhóm
Để việc học được hiệu quả hơn, hãy học theo nhóm. Các em có thể rủ bạn bè thân thiết đến nhà, cùng nhau học bài. Khi học nhóm, các em có thể hỏi bài nhau, giúp hiểu bài nhanh hơn. Có những phần kiến thức trên lớp chưa hiểu không kịp hỏi thầy cô hoặc không dám hỏi thầy cô thì hỏi bạn bè là cách tốt nhất. Khi đó các em có thể thoải mái trao đổi, tranh luận với nhau.
Tuy nhiên, học nhóm cũng có những hạn chế. Các em có thể mải nói chuyện, đùa nghịch mà quên mất việc học bài. Do đó, khi quyết định học nhóm, cần có người lớn giám sát hoặc chính bản thân các em phải biết tự kiểm soát bản thân, coi việc học là quan trọng nhất và tập trung vào đó.
Học nhóm là một cách học hiệu quả
2. Học trước, chơi sau
Ngày nay, do có quá nhiều thứ hấp dẫn khác mà nhiều em học sinh có suy nghĩ chơi trước – học sau hay chơi luôn khỏi học. Đó có thể là ván game chơi dở trên điện thoại, thông báo Facebook, hội bạn thân đang rủ đi chơi,… Những điều này thú vị hơn việc học nhiều khiến các em bị cuốn vào đó và không muốn học nữa.
Thực tế, game, Facebook, gặp gỡ bạn bè, nghe nhạc,… không xấu. Đó là những hoạt động giải trí, thư giãn hiệu quả, giúp học sinh thư giãn sau giờ học mệt mỏi. Tuy nhiên, các em dường như quá sa đà vào đó làm kết quả học tập giảm sút. Cách tốt nhất để giải quyết việc này là các em phải tự ý thức được việc học quan trọng hơn, cần tập trung học sau đó mới đi chơi, học trước – chơi sau.
Các em học sinh hay các phụ huynh không nên bắt ép bản thận chỉ được học, không dược chơi. Khi đó, đầu óc quá căng thẳng, việc học cũng không hiệu quả. Kết hợp giữa học và chơi giúp các em có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn, não cũng được nghỉ để nạp năng lượng, sẵn sàng tiếp nhận thêm nhiều kiến thức mới.
Nếu các em còn nhỏ, không thể tự dứt khỏi những cám dỗ để tập thói quen học tập nghiêm túc. Thời gian đầu cần có người lớn (bố mẹ, ông bà, giáo viên,…) giám sát, giúp các em tập thành thói quen, Sau đó, không cân người giám sát các em cũng có thể tự mình học tập mà không bị các tác động bên ngoài ảnh hưởng.
Nếu bạn cần một người có kinh nghiệm giúp mình có thể hệ thống bài học hữu ích, có thể tìm gia sư tại các trung tâm gia sư lớn, ví dụ như trung tâm gia sư Việt. Bạn có thể tìm thông tin chi tiết tại.
3. Học xong, ôn lại bài ngay
Theo nhà khoa học Ebbinghaus, chúng ta thường quên rất nhanh những điều vừa mới tiếp thu. Sau 20 phút, bạn chỉ nhớ được 58% kiến thức, sau 1 giờ sẽ là 44% và sau 6 ngày chỉ còn 25% nếu không được ôn tập lại. Vì thế, ngay sau khi học bài mới, các em nên ôn bài ngay để tránh quên bài 20 phút sau khi học, bạn chỉ còn nhớ được 58% kiến thức đã học
Một số mẹo giúp ghi nhớ bài học lâu như: chép lại nhiều lần ra giấy (dùng bút viết, không đánh máy), sau những khoảng thời gian 1 tiếng – 1 ngày – 1 tuần – 1 tháng nên ôn lại kiến thức đã học, gắn thông tin với những điều thú vị hay những điều quen thuộc (phiên âm tiếng anh sang tiếng việt, gắn với ngày sinh nhật, các mốc lịch sử,…).
4. Học buổi sáng là tốt nhất, không nên thức đêm nhiều
Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.
Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, bắt đầu một chu kỳ mới, khả năng trí óc tăng dần cho tới 21 giờ và giảm dần. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Thời điểm lúc trước khi đi ngủ cũng giúp ghi nhớ rất tốt. Do đó, khi rời bàn học đi ngủ, các em nên xem nhanh ghi chú những kiến thức đã học.
5. Làm lại những bài bị điểm kém
Trong đời học sinh, ai cũng từng ít nhất 1 lần nhận điểm kém và tất nhiên sẽ buồn. Tuy nhiên, không nên buồn quá mà có những suy nghĩ tiêu cực như minh học kém, mình không giỏi môn này, mình không giỏi bằng bạn A,… Bài kiểm tra lần này điểm thấp thì có thể cải thiện vào những bài kiểm tra sau. Muốn vậy, bạn cần làm lại bài bị điểm kém, xem kỹ lỗi sai, ghi nhớ cách làm đúng để không mắc phải sai lầm đó nữa.
6. Học trực tuyến
Các em học sinh cấp 2 sau giờ học ở trường thì có những buổi học thêm tại nhà thầy cô, học gia sư riêng tại nhà,… Khi đó, những kiến thức không hiểu có thể được thầy cô giảng lại. Ngoài ra, học trực tuyến cũng là một cách hay giúp các bạn ôn tập lại kiến thức và hiểu bài hơn. Chọn học trực tuyến, bạn có thể học tại nhà, không cần di chuyển nhiều, bố mẹ cũng không phải đưa đón vất vả.
7. Ngủ đủ giấc
Ngủ là thời gian bộ não nghỉ ngơi, sắp xếp lại thông tin thu nhận trong ngày, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mới. Trong thời gian ngủ, não cũng tăng cường khả năng ghi nhớ tốt hơn. Thời gian ngủ của một người/ ngày là 8 tiếng. Các em học sinh cấp 2 cũng đang là giai đoạn dậy thì, cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sự phát triển tốt nhất.
8. Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Ghi thành dàn bài, những ý chính: sắp xếp những ý quan trọng nhất và ghi nhớ chúng
- Nhẩm trong óc: liên tục lặp đi lặp lại các kiến thức trong đầu
- Ghi ra giấy: chép lại nhiều lần kiến thức đã học, mỗi lần chép là một lần học, cách này giúp ghi nhớ tự nhiên, đơn giản nhất
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.
Nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận…
Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, cần xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết).
Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:
- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực…
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau… Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).
NHỮNG KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Học. Một từ đơn giản mà luôn làm đau đầu bao nhiêu người, bạn có từng hay đã đang gặp khó khăn trong vấn đề học tập này chưa. Nhưng không phải chỉ với những bạn còn đi học trung học mới học thôi nhé, còn cả nhưng bạn sinh viên, những người đi làm cũng vẫn học nữa. Vậy trong tất cả quá trình từ khi còn là học sinh đến khi lên làm sinh viên đại học, và ra trường đi làm bạn đã có phương pháp học tập hiệu quả chưa. Bạn ý thức việc học của mình như thế nào. Bạn có biết kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu phải dựa vào ý chí và quyết tâm của bạn muốn học tập tốt và tiến bộ?
Bạn đi học cho bạn hay cho ai khác, bạn có ham thích việc học hay không? Và khi đi học nếu bạn không cố gắng và cố gắng thì mọi sự hướng dẫn giúp đỡ đều vô ích, không bao giờ có hiệu quả được. Chính bản thân bạn phải chịu trách nhiệm và phải có phương pháp giúp cho việc học tập của bạn có hiệu quả hơn.
Bạn hãy xác định học để làm gì? Đến tuổi bạn phải đi học, học để kiểm tra đối phó, học là học thôi hay học để giỏi hơn biết nhiều hơn…Khi xác định chính xác mục tiêu và định hướng của việc học bạn hãy bắt đầu học một cách có hiệu quả.
Nhận thức được việc học và bắt đầu học bạn phải hiểu rõ tính cách của mình, tại sao phải như vậy? Vì việc học đòi hỏi bạn là cả một quá trình chứ không phải khơi khơi trong một thời gian ngắn ngủi, nếu bạn nôn nóng hay nóng vội sẽ không bao giờ đạt được kết quả như ý, bạn hãy bình tĩnh khi gặp phải vấn đề học búa trong việc học, hãy thư giãn nhẹ nhành rồi bắt tay vào học tiếp, bạn nhé!
ĐỌC NHIỀU LẦN
Đọc đi đọc lại nhiều lần bài học nhiều lần, nhất là đọc lại trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn nhớ lâu bài học hơn. Đọc không phải đơn thuần là đọc mà phải xác định chủ đề của bài học là gì, ý chính của bài học, các tiêu đề nhỏ sẽ giúp bạn nắm được sườn bài học, quan sát hình ảnh của bài học.
Trong quá trình đọc bạn nên thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến bài học và khi bạn tìm ra câu trả lời, bài học sẽ dễ nhớ hơn nhiều, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng để học chứ không phải học như con vẹt. Bạn nên có một khoảng thời gian ngắn ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính của bài, và hình dung ra bài học đó.
CÁCH ĐỌC VÀ HỌC
Có rất nhiều bạn có quan niệm đọc to sẽ mau thuộc bài hơn nhưng không hoàn toàn đúng bạn nhé, bạn nên tập cách đọc nhanh và nhớ nhiều thứ trong quá trình đọc nó sẽ mang lại hiệu quả hơn. Vì khi bạn đọc to bạn đã mất thời gian phát ra thành âm thành tiếng, việc nhớ nhanh nhớ nhiều cũng bị hanh chế bớt. Do đó bạn nên cố gắng rèn luyện kỹ năng đọc nhanh và nhớ nhiều và duy trì khả năng này bạn nhé!
CÁCH GHI CHÉP VÀ NÊN GHI CHÉP Ở ĐÂU
Các lý thuyết khô khan khó nhớ, những tiêu đề chính của bài học bạn nên ghi chép vào một cuốn sổ tay nho nhỏ, dễ dàng cho bạn mang đi bất cứ đâu mà không cần cầm cả chồng sách vở to đùng.
Bạn đừng ghi tràng giang đại hải, phải ghi có chọn lọc và phải sắp xếp thứ tự cái bài các môn học điều này giúp bạn ôn bài học bài đơn giản mà có hiệu quả đấy.
CÁCH HỌC BẠN ĐÃ NẮM ĐƯỢC VÀ BÂY GIỜ BẠN CHỈ CẦN XÁC ĐỊNH ĐƯỢC THỜI GIAN HỌC TẬP
Thời gian học trong ngày đối với bạn học lúc nào là hiệu quả, có thể do thời gian học ở trường lớp sẽ cố định thì thời gian còn lại bạn không có quyền lựa chọn, hoặc do tính chất công việc ở nhà bạn lúc này quá ồn bạn không thể tập trung. Do đó bạn nên sắp xếp thời gian biểu để học cho phù hợp và cả thời gian để thư giãn đầu óc, không nên ngồi liên tục học miên man dễ căng thẳng đầu óc và mệt mỏi quá sức.
Bạn nên tập thói quen giải quyết những việc quan trọng trước, các mục nào cần ưu tiên thì làm trước, rồi mức độ ưu tiên giảm dần. măc dù bạn có thể có sự tập trung rất cao trong việc học nhưng không hẳn sẽ không bị phân tán, do đó bạn nên chọn chỗ học nào ít bị phân tâm tư tưởng nhất để tập trung học có hiệu quả hơn.
Trên đây là 8 cách học vô cùng hữu dụng và những kĩ năng mà các em học sinh cấp 2 có thể áp dụng để luôn giỏi trong học tập. Chúc các em học tập hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất!
Giáo viên tuyên truyền
Nguyễn Thị Thu Chinh